Thực Trạng Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

1. Tình trạng chung.

1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ năm 2016 đến nay

Theo báo cáo của Bộ Tài chính trong giai đoạn năm 2016 đến nay, công tác cổ phần hóa được các đơn vị tích cực triển khai thực hiện.

Trong giai đoạn 2016-2018 đã có 168 đơn vị thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế của các doanh nghiệp là 440.249 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 206.015 tỷ đồng.

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2019, có 9 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp đạt 780 tỷ đồng.

1.2. Hoạt động cổ phần hóa có chuyển biến nhưng còn khá chậm.

Hoạt động cổ phần hóa có chuyển biến nhưng còn khá chậm.
Hoạt động cổ phần hóa có chuyển biến nhưng còn khá chậm.

Tính đến tháng 09/2019, trong tổng số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì chỉ có 36/128 doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra (đạt 28%), số doanh

nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.

2. Tác động tích cực và vấn đề đặt ra.

2.1. Tác động tích cực của cổ phần hóa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động tích cực và những vấn đề đặc ra
Tác động tích cực và những vấn đề đặc ra

Cổ phần hóa mang lại một nguồn vốn lớn từ xã hội đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu của các doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.

Tạo ra một tổ chức có cơ chế quản lý và hoạt động năng động, linh hoạt và hiệu quả.

2.2. Một số vấn đề còn tồn tại.

Một số trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp tiêu biểu
Một số trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp tiêu biểu

Công tác cổ phần hóa vẫn còn khá chậm và không hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra.

Việc xử lý tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa thiếu chặt chẽ và còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khó tránh khỏi thất thoát ngân sách nhà nước do đánh giá chưa chính xác giá trị doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường.

2.3. Giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy nhanh công tác cổ phần hóa trong thời gian tới và bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới.

2.3.1. Thứ nhất: Về đối tượng cổ phần hóa.

Việc thực hiện công tác cổ phần hóa không chỉ tiến hành với các DNNN có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quả mà còn phải thực hiện đối với cả các DNNN có tiềm lực kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh tối, có uy tín trên thương trường.

2.3.2. Thứ hai: Về việc thực hiện công tác cổ phần hóa

Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với công tác cổ phần hóa, chuẩn

bị đầy đủ điều kiện về vật chất cùng với công tác tuyên truyền cho các đối tượng liên quan.

Phân loại doanh nghiệp theo tỷ trọng vốn Nhà nước để tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.

Thực hiện phân định rõ quyền sở hữu tài sản giữa chủ sở hữu là Nhà nước với doanh nghiệp cổ phần hóa.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát.

2.3.3. Thứ ba: Về giải quyết vấn đề sau cổ phần hóa

Thực hiện công khai, minh bạch thông tin của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa về tình hình sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tiến hành cải cách bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần hóa được vay vốn của ngân hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng phương thức thế chấp hoặc tín chấp tài sản có sự bảo lãnh của ngân hàng nhà nước.